Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2011

DƯƠNG TRẠCH TAM YẾU (phần 1)

DƯƠNG TRẠCH TAM YẾU
(KIẾN TRÚC HỌC PHƯƠNG ĐÔNG)
Triệu Cửu Phong

LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây Thuật phong thủy cổ Đông phương bàn về phép xây dựng nhà ở khá được phổ biến trên thị trường sách, báo. Nhưng nhìn chung thì các sách chỉ bàn về phương pháp ứng dụng. Về môn Phong thủy Đông phương, cổ thư để lại rất nhiều sách, tuy cũng có nhiều chỗ giống nhau, nhưng cũng có nhiều chỗ quan yếu như vị trí đặt bếp lại rất khác biệt và mâu thuẫn, nên vẫn còn gây nhiều thắc mắc cho độc giả.
Thực ra, cơ sở lý luận của thuật Phong thủy cổ Đông phương cho đến nay còn có những điểm chưa rõ ràng, vì vậy những người quan tâm đến học thuật này chưa có cơ sở nào để kiểm chứng tính đúng sai của những phương pháp ứng dụng của nó.
Dương trạch tam yếu là cuốn sách nói về phương pháp xây dựng nhà ở theo thuật Phong thủy Đông phương cổ. Tương truyền là do Triệu Cửu Phong đời nhà Tống biên soạn (1167 - 1230) lưu truyền cũng đã ngót ngàn năm. Sự ứng dụng cho đến nay cũng có nhiều người cho là hữu hiệu. Bởi vậy, chúng tôi biên soạn cuốn sách này nhằm mục đích trình bày với bạn đọc một trong những phương pháp xây dựng nhà ở theo thuật Phong thủy Đông phương, để bạn đọc rộng đường đối chiếu tham khảo và tìm hiểu thêm về môn học thuật cổ vẫn còn hàm chứa nhiều bí ẩn này.
……………
Dương trạch tam yếu cho rằng nhà ở (Dương trạch, phân biệt với phương pháp chọn đất xây mộ thuộc Aâm trạch) có 3 điểm chính là: Cửa chính, phòng chính và bếp. Từ những vị trí chính yếu trên tốt hay xấu, phù hợp hay khắc kỵ sẽ có ảnh hưởng đến cuộc sống và gia đình chủ gia.

……….
Ba là vì ở Việt Nam tôi chưa thấy quyển Bát - trạch Việt ngữ nào đề cập tới 4 loại trạch (nhà) khác nhau: Tịnh trạch, Động trạch, Biến trạch, Hoá trạch. Môn Bát trạch lẽ dĩ nhiên phải được dùng chung cho 4 loại nhà, vì mỗi loại nhà mỗi loại có chỗ dụng và tính toán theo nhiều hình thức phân biệt khác nhau. Nếu nay chúng ta chỉ dùng nó cho một loại nhà nào mà thôi thì thật đáng tiếc về sự khuyết điểm này. Lại nữa, tôi cũng chưa thấy cách chỉ dẫn cách phiên tinh và cách tính đăng diện, đắc vị hay thất vị cho các du - niên tốt như Sinh - khí, Diên - niên, Thiên - Y … hoặc cho các sao tốt như Tham lang, Vũ khúc, Cự môn… Là hai điều không kém phần hệ trọng, nếu muốn có một ngôi nhà ở thịnh vượng nhiều mà bệnh hoạn ít.
Sau hết, còn một điều này nữa, chúng ta cũng nên biết, cổ nhan đã dạy: Muốn thành công viên mãn một sự việc nào, cần đủ ba điều thiết yếu: thiên thời, địa lợi, nhân hoà. Như chỉ luận trong phạm vi nhà cửa thì Thiên thời là chọn năm, tháng, ngày, giờ tốt để khởi công xây dựng hay sửa chữa nhà cửa; Địa lợi là chọn phương hướng tốt để đặt nhà và cung vị tốt để an trí Cửa - cái, Chủ - phòng và Bếp; Nhân hoà là được lòng người như: hợp với lệ luật, hoà với thân nhân và lân nhân.
Tóm lại, trong muôn điều, cái biết là hơn tất cả. Biết cái dở để tránh và biết cái hay để làm theo, thật không còn chi bằng. Vậy nay có bộ Dương - trạch tam yếu, chúng ta hãy cùng học khảo cho biết rồi thực hành để tránh cái dở mà theo điều hay, tức là để khỏi ở một ngôi nhà hung hại mà được ở ngôi nhà kiết lợi. Đó chính là một cách xu kiết tị hung, tức theo lành mà lánh dữ vậy!
I - TỨ TRẠCH
Dương trạch tam yếu phân loại nhà ở làm 4 loại: Tịnh trạch, Động trạch, Biến trạch, Hoá trạch.
1) TỊNH TRẠCH: Nhà xây chỉ có một phòng, trong nhà không có tường ngăn.
2) ĐỘNG TRẠCH: Là từ mặt tiền tới mặt hậu được chia làm từ 2 ngăn tới 5 ngăn bởi tường vách chặn ngang có chừa cửa ra vào. Tủ, bình phong và màn trướng không kể là phòng, ngăn.
3) BIẾN TRẠCH: Là nhà từ mặt tiền tới mặt hậu được phân làm từ 6 ngăn tới 10 ngăn bởi tường vách chặn ngang có chừa cửa ra vào. Tủ, bình phong, màn trướng không được kể là phòng, ngăn.
4) HOÁ TRẠCH: Là nhà từ mặt tiền tới mặt hậu được phân làm từ 11 ngăn tới 15 ngăn bởi những tường vách chặn ngang có chừa cửa ra vào. Tủ, bình phong, màn giăng không được kể là tường vách.

BÀI 2: ĐÔNG TÂY TRẠCH, TRÙ, MỆNH.
- Năm chữ tựa đề trên là nói: gồm: Đông tứ trạch, Tây tứ trạch, Đông trù, tây trù, Đông Mệnh, Tây Mệnh.
Trạch là nhà. Trù là táo, bếp. Mệnh là mệnh cung của chủ nhà tính theo tam nguyên.
+ Đông Tây: Môn Bát trạch dùng 8 cung nhưng chia làm 2 phe phía: Đông và Tây. Đông thuộc Mộc, Tây thuộc Kim. Đông cũng gọi là Đông tứ cung vì nó gồm 4 cung: Khảm, Ly, Chấn, Tốn. Chấn Tốn thuộc Mộc về Đông đã đành, nhưng thêm Khảm Ly nữa vì Khảm Thuỷ với Mộc tương sanh và Ly Hoả với Mộc cũng tương sanh. Bốn cung này đồng một phe phía với nhau cho nên gặp nhau tất hỗ biến thành những du niên tốt (Xem cách Bát biến du niên bài 8).
Tây cũng gọi là Tây tứ cung vì nó gồm 4 cung: Kiền, Khôn, Cấn, Đoài. Kiền Đoài thuộc Kim đã đành, nhưng có thêm Khôn Cấn nữa vì Khôn Cấn Thổ với Kim là tương sanh. Bốn cung này đồng một phe phía với nhau cho nên gặp nhau tất hỗ biến được những kiết du niên tốt (xem bài 8).
Nếu Đông tứ cung gặp Tây tứ cung hỗ biến với nhau tất gặp những hung du niên, xấu – vì hai phe khác nhau, phe Đông Mộc với phe Tây Kim tương khắc (xem bài 8).
- Chú ý: Tây tứ cung là Kiền Khôn Cấn Đoài so với nhau đều đặng tương sanh hay tỵ hoà chớ không có tương khắc. Nhưng Đông từ cung là Khảm Ly Chấn Tốn so – đối với nhau đa số cũng tương sanh và tỵ hoà, song có Khảm với Ly là tương khắc, mặc dầu hỗ biến cũng được du niên tốt vậy. Đó là chỗ sai biệt vậy. – (Kiết du niên là du niên tốt gồm có: Sinh khí, Diên niên, Thiên y và Phục vị. Hung du niên gọi là du niên xấu gồm có: Tuyệt mệnh, Ngũ quỷ, Lục sát, Hoạ hại).
+ Đông tứ trạch: là nhà có Cửa cái và Chủ phòng hay Sơn chủ đều ở trong vòng 4 cung Khảm Ly Chấn Tốn thì nhà ở tất tốt vì cùng một phe với nhau. Nếu có lộn Tây tứ cung thì gọi là Đông Tây tương hỗn (hỗn loạn) nhà ở tất xấu.
+ Tây tứ trạch: là nhà có Cửa cái và Chủ phòng hay Sơn chủ đều ở trong vòng 4 cung Kiền Khôn Cấn Đoài thì nhà ở tất tốt vì cùng một phe với nhau. Nếu có lộn Đông tứ cung vào thì gọi là Đông Tây tương hỗn, nhà ở tất xấu.
+ Đông trù: là Bếp đông. Phàm Bếp đặt tại 1 trong 4 cung Khảm Ly Chấn Tốn thì gọi là Đông trù. Đông trù đem thịnh vượng cho Đông tứ trạch nhưng làm suy bại Tây tứ trạch.
+ Tây trù: là Bếp Tây. Phàm bếp đặt tại một trong 4 cung Kiền Khôn Cấn Đoài thì gọi là tây trù. Tây trù làm thịnh vượng cho Tây tứ trạch, nhưng gây suy bại cho Đông tứ trạch.
+ Đông mệnh: Mệnh của chủ nhà là 1 trong 4 cung Khảm Ly Chấn Tốn thì gọi là Đông Mệnh (xem cách tính ở bài 21). Đông Mệnh nên ở nhà Đông tứ trạch mới tốt, bằng ở nhà Tây tứ trạch không hợp, bớt tốt.
Tóm lại:
- Ở Đông tứ trạch phải dùng Đông trù mới tốt. Nếu chủ nhà thuộc Đông mệnh nữa là nhà trọn tốt, bằng chủ nhà thuộc Tây mệnh thì bớt tốt.
- Ở Tây tứ trạch phải dùng Tây trù mới tốt. Nếu chủ nhà thuộc Tây mệnh nữa là nhà trọng tốt, bằng chủ nhà Đông mệnh thì bớt tốt.
- Ở Đông tứ trạch mà dùng Tây trù là cái nhà bất lợi, không thể thịnh vượng. Nếu chủ nhà Đông mệnh còn khá một ít, bằng chủ nhà Tây mệnh càng suy vi.
- Ở Tây tứ trạch mà dùng Đông trù là cái nhà bất lợi, không thịnh vượng được. Nếu chủ nhà thuộc Tây mệnh còn có thể đỡ một chút, bằng Đông mệnh càng suy vi.
- Cửa cái thuộc Đông tứ cung mà Chủ phòng hay Sơn chủ thuộc Tây tứ cung là cái nhà Đông Tây hỗn loạn, bất phát. Nếu dùng Đông trù có thể đủ ăn, bằng dùng Tây trù là suy sụp. Nếu dùng Tây trù mà chủ là tây mệnh nữa thì cùng khổ cực điểm.
- Cửa cái thuộc Tây tứ cung mà chủ phòng hay Sơn chủ thuộc Đông tứ cung là cái nhà Đông Tây hỗn loạn, chẳng phát lên được. Nếu dùng Tây trù còn có thể đủ ăn, bằng dùng Đông trù ắt suy sụp. Đã dùng Đông trù mà chủ nhà Đông mệnh nữa thì cùng khổ cực điểm.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét